Mối nguy hiểm ngầm từ mối

Mối có là côn trùng thuộc dạng kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc nâu đỏ. Thoạt nhìn hình dạng giống như loài kiến nhưng phần bụng lại giống ong hơn. Cũng như kiến, chúng sống thành từng đàn và phân hóa thành từng loại riêng biệt.

 Được xếp cùng loài với Ong, kiến, gián và ruồi. Mối có tên khoa học copt-formosanus là loài mối nhà tổ phần lớn năm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà, tính năng sinh sản và phát triển rất mạnh.

 Là loài côn trùng phá hoại đang được xã hội rất quan tâm, Mối phát triển rất nhanh, mạnh và gây ra nhiều tổn thất đáng kể.

 Đối với công trình xây gạch hoặc bê tông kiên cố: Mối xông theo nhiều đường để tấn công công trình, chúng có thể đi theo mạch phòng lún, đi theo các đường ống kỹ thuật, đường dây diện ngầm, ống cấp thoát nước, khe tường, chân tường, mạch vữa ... để tìm đến thức ăn. Mối có thể ăn từ dưới đất lên hoặc từ trên các tầng cao xuống, không trừ bất kỳ một công trình nào dù thấp hay cao.

 Đối với công trình là đình, chùa, nhà cổ hoặc công trình có sử dụng đến trên 80% là gỗ: Mối lại xông trực tiếp vào các vật dụng là gỗ để tìm thức ăn. Hoặc chúng chui dưới lòng đất lên, hoặc chúng nằm sẵn trong khe gỗ, khi có điều kiện thuận lợi là chúng sinh sản và phá huỷ công trình.

 Đối với các loại cây: Mối xông chủ yếu là để ăn vỏ cây đã lão hoá, thông thường mối ít gây hại đối với cây vì chúng chỉ ăn vỏ cây hoặc thân cây đã mục ruỗng. Nhưng cũng có một số trường hợp tổ mối làm chết cây hoặc làm cho cây không phát triển được.

 Đối với đê điều hoặc các vùng đất màu mỡ thì mối ăn thức ăn là đất giàu chất hữu cơ, đi đến đâu chúng sẽ để lại những lỗ thủng và phân, những lỗ thủng và phân này khi gặp nước hoặc trời mưa sẽ bị nhão nhoét và sẽ bị sụt, lún. Vì vậy có những đoạn đê cứ đến mùa mưa hay bị sụt, lún hoặc vỡ là do bị mối xông. Hoặc có những công trình bị lún tường, lún nhà hoặc chập điện là do loài mối gây nên.

Mối nguy hiểm ngầm từ mối


 Đối với công trình là nhà kho, kho hàng: Mối xông vào những Panet bằng gỗ (Chân kệ để hàng hoá) hoặc các thùng hàng, kiện hàng có sử dụng gỗ. Hoặc đối với kho tài liệu thì mối xông vào tài liệu sổ sách giấy tờ.

 Đối với nhà ở mối lại xông vào nẹp cửa, khuôn cửa, tủ quần áo, tủ bếp, sàn gỗ, cầu thang gỗ, tủ điện ...

Đối với công trình càng kín nắng, kín gió, ít ánh sáng và không có người ở thì nguy cơ bị mối xông càng cao.

 Tại các khu vực kín đáo như gầm cầu thang, hốc tủ, dưới nền sàn gỗ, tủ bếp và những nơi ẩm thấp là tâm điểm phát triển của loài mối.

 Đối với càng địa điểm nêu trên phải thật sự chú ý và thường xuyên kiểm tra để có biện pháp phòng chống mối kiệp thời trước khi chúng xâm nhập quá nhiều. Bên cạnh đó việc xử lý mối ở các nơi từng xuất hiện một cách tận gốc là việc cần thiết để tránh tái phát và lây lan.

No comments:

Post a Comment